Góp bàn thêm về Luật Di sản văn hóa
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 515

Bài viết trình bày quan điểm và một vài gợi ý nhằm đóng góp xây dựng dự thảo điều chỉnh Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, để có được một bộ luật mới tiên tiến hơn, phù hợp với lợi ích của quốc gia dân tộc, đáp ứng những yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đồng thời tương thích với luật pháp quốc tế và Công ước của UNESCO có liên quan tới việc bảo tồn di sản văn hóa, theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước dựa trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

 

Sự gặp gỡ Đông Tây trong ẩm thực Huế dưới triều Nguyễn
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 479

Nhà Nguyễn (1802 - 1945) là vương triều quân chủ cuối cùng của Việt Nam, tồn tại ở giai đoạn lịch sử khá đặc biệt, bởi đồng thời phải đối diện với Trung Hoa lẫn Đại Pháp trên phương diện chính trị. Song hành với điều đó, sự ảnh hưởng từ sớm của ẩm thực Trung Hoa, sự du nhập của các yếu tố ẩm thực mới của phương Tây (nhất là Pháp) đã hợp lưu với dòng ẩm thực mang tính bản địa được định hình từ điều kiện sinh thái riêng đã cho ẩm thực Huế dưới triều Nguyễn có một diện mạo đặc thù. Cùng với sự thay đổi trong nguyên liệu, kỹ thuật chế biến, hệ món ăn, ẩm thực Huế ở giai đoạn này có những biến đổi nhất định về mặt cơ cấu món ăn, không gian và cách thức bày dọn, chủ thể thưởng thức. Thậm chí, ẩm thực Huế cũng đã bắt đầu xuất khẩu sang các nước phương Tây.

Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ góp phần phác họa bức tranh biến đổi của ẩm thực Huế trong một giai đoạn mang tính bản lề, từ chỗ chủ yếu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa chuyển sang giai đoạn quốc tế hóa văn hóa với sự góp mặt của văn hóa phương Tây. Thông qua đó, phản ánh quan điểm và ứng xử của người Huế đối với việc giữ gìn ẩm thực truyền thống cũng như tiếp thu các yếu tố ẩm thực mới.

Hội đô thành hiếu cổ (AAVH) tại kinh thành Huế
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 201

Một câu hỏi đầu tiên chúng ta ngày nay có thể tự nêu ra trước hiện tượng Hội Đô thành Hiếu cổ (sau đây để thuận tiện, sẽ gọi tắt là AAVH: Association des Amis du Vieux Huê), đó là trong suốt quá trình lịch sử nước nhà trước đó đã xuất hiện hiện tượng một hội đoàn học thuật nào tương tự và tầm cỡ như vậy chưa?

Theo hiểu biết rất hạn chế của người viết thì Việt Nam trước đó có rất nhiều những thi hội, những thư phòng (dạng theo nghĩa salon littéraire), nơi đã hội tụ rất nhiều văn nhân tài tử, từ hàng vương giả đến hạng thư sinh dân thường, theo mô hình ngâm thơ vịnh nguyệt quen thuộc trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Nhưng một hội đoàn nghiên cứu theo như cách tập hợp, tổ chức và triển khai dạng AAVH thì có lẽ chưa từng. Câu hỏi như vậy ở đây rất cần đến sự bổ sung của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp về sử nước nhà, tôi xin phép không lạm bàn về cái sở đoản.

Nghiên cứu văn hóa và xuyên quốc gia
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 261

Nghiên cứu xuyên quốc gia không phải là một cách tiếp cận mới. Từ thập niên thứ hai của thế kỷ XX, trong luận chiến giữa lý thuyết trường phái Chicago về tiếp biến tộc người và các khuôn mẫu đồng hóa của các nhà xã hội học như Robert Park và Ernest Burgess (1921), nhà xã hội học Randolph Bourn xuất bản bài viết Hoa Kỳ xuyên quốc gia trong tạp chí The Atlantic Monthly, phê phán việc áp đặt văn hóa Mỹ gốc Anh vào những dân tộc nhập cư khác, kêu gọi công nhận sự khác biệt tộc người ở Hoa Kỳ (Bourn 1916). Lý thuyết của ông được coi là tiến bộ và có ý nghĩa thách thức với chủ nghĩa quốc gia Mỹ, mở ra sự kết nối mới giữa chủ nghĩa thế giới, tộc người và bản sắc Mỹ. Đến đầu thập kỷ 90, xuyên quốc gia tái xuất hiện như là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu di cư khi Glick-Schiller, Basch, và Szanton-Blanc (1992) đề xuất khái niệm “chủ nghĩa xuyên quốc gia di trú”, theo đó những người di cư xuyên quốc gia là những người duy trì mối quan hệ gần gũi và bình đẳng giữa đất nước quê hương họ và đất nước mà họ sinh sống.

Tọa đàm về bộ sách Văn hóa biển đảo Việt Nam
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 227

Đầu năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã nhận thấy giá trị của các công trình khoa học trên, và cho rằng đây là công trình khoa học hữu ích không chỉ cho công tác nghiên cứu mà còn góp phần quảng bá văn hóa biển đảo của đất nước đã đưa bộ sách này vào kế hoạch xuất bản năm 2017. Ngày 27-3-2017, Ban Tuyên giáo Trung ương đã đồng ý đưa bộ sách Văn hóa biển đảo Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Chí Bền làm Tổng chủ biên vào danh mục sách nhà nước đặt hàng. Năm 2018 và 2019, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành bộ sách Văn hóa biển đảo Việt Nam gồm 9 tập.

 

Trang phục truyền thống
Ngày đăng: 12/01/2022 Lượt xem: 422
Chúng ta đánh dấu bản sắc của mình, một phần, nhờ các tổ chức/cơ quan giáo dục, nghề nghiệp, tôn giáo và chính trị. Chúng ta đến từ đâu là một yếu tố quan trọng mà nhờ đó để xác định chính mình. Ngày nay, lịch sử cá nhân của chúng ta thường phức tạp, với một di sản hỗn hợp phản ánh mối quan hệ với các địa điểm, truyền thống và văn hóa khác nhau. Có lẽ đó là lý do tại sao nhiều người ở Na Uy cảm thấy cần thể hiện sự gắn bó tình cảm của họ với quê hương hoặc gia đình bằng cách mặc một bộ trang phục truyền thống. Bộ trang phục truyền thống được thiết kế lại, hoặc lấy cảm hứng từ các kiểu cách của trang phục mà người dân Na Uy mặc trong thời kỳ tiền công nghiệp, trong các cộng đồng nông nghiệp truyền thống. Khi thấy người Na Uy hiện đại mặc trang phục truyền thống, đó là hình ảnh của người nông dân có tuổi ở thế kỷ XIX trong trang phục truyền thống.